Tìm hiểu về tiền mã hóa – cryptocurrency

Cryptocurrency là một danh từ ghép giữa crypto (là một dạng viết rút gọn của cryptography: mã hóa, mật mã, bằng mật mã) và currency (tiền tệ).

ICO là gì? Những điều cần biết về ICO

ICO là một khái niệm mới nổi lên gần đây về các dự án huy động tài chính trong cộng đồng tiền điện tử và các ngành công nghiệp Blockchain.

Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì?

Smart contract là một bộ giao thức đặc biệt với mục tiêu là để đóng góp, xác nhận hay tiến hành quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng.

Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ Blockchain

Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại số dư và lịch sử của tất cả tài khoản tham gia vào chuỗi giao dịch của mình.

Tiền điện tử là gì? Tìm hiểu về cách hoạt động của tiền điện tử

Tiền điện tử (Cryptocurrencies) hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: tiền kỹ thuật số, tiền thuật toán, tiền mã hóa hoặc còn gọi là tiền ảo.

Token Tron ERC20 [TRX] hiện có thể được gửi trên Binance để chuyển đổi


Vào ngày 23 tháng 7, Justin Sun, nhà sáng lập Tron [TRX], đã đưa ra thông báo chính thức trên bài đăng Twitter của mình về việc gửi token ERC20 TRX trên Binance.

Có thể gửi Tron ERC20 [TRX] trên Binance để chuyển đổi

Người ta nói rằng Binance sẽ tự động chuyển đổi token ERC20 thành token TRX20. Các chủ sở hữu được yêu cầu gửi token ERC20 TRX của họ đến địa chỉ gửi tiền của nền tảng Ethereum [ETH] trước đó.
Justin Sun trong bài đăng trên Twitter của mình cho biết:
“Nếu bạn cần gửi token ERC20 TRX tới @binance, vui lòng gửi các token này đến địa chỉ gửi tiền #ETH hiện tại của bạn. @binance sẽ tự động chuyển đổi các token ERC20 này thành #TRX token chính thức hiện tại cho bạn. "



Đốt token TRX đợt thứ 3

Sau khi di chuyển Tron từ ERC20 sang TRX20, không giống như Binance, tất cả các nền tảng giao dịch đều đã liệt kê token TRX20 mới. Vào ngày 10 tháng 7, Binance hoàn tất việc hoán đổi các token TRX.
Trong bài đăng về việc di chuyển của token Tron [TRX] từ nền tảng Ethereum, Justin Sun đã tuyên bố đốt 49 tỷ token TRX ERC20 trong đợt thứ ba của nó từ tháng sáu đến tháng bảy.
Fashion Bible, một người dùng Twitter đã nói:
"Cảm ơn Justin vì điều này) Yêu bạn)"
Một người dùng Twitter khác, Titan, cho biết:
“Hiện tại, giá trên BTC đang bị thấp. Điều này cần phải cải thiện ngay bây giờ hoặc nó sẽ gây ra một cuộc ra đi hàng loạt! ”

Hoàn tất hoán đổi [TRX] Mainnet của Tron

Ngoài ra, vào ngày 23 tháng 7, OKCoin đã thông báo hoàn tất việc hoán đổi [TRX] Mainnet của Tron. Các chủ sở hữu token TRX20 được yêu cầu không gửi token của họ vào địa chỉ TRX dựa trên ERC20 vì địa chỉ này sẽ bị hủy. Người dùng được yêu cầu thanh toán trên địa chỉ mới được phát hành.
https://twitter.com/justinsuntron/status/1021325467805106176
Các chủ sở hữu token cần phải cẩn thận nếu tokenTRX đã chuyển sang Mainnet trong khi rút khỏi các sàn giao dịch khác. Các nhà giao dịch cũng đã được cảnh báo rằng token có thể bị mất khi chuyển mật khẩu giữa sàn giao dịch đã hoàn tất chuyển đổi Mainnet.
Một địa chỉ TRON mới sẽ được phát hành sau khi chuyển sang Mainnet. Địa chỉ TRX bắt đầu bằng chữ 'T'.

Những lưu ý cần biết về chuyển đổi mainnet của Tron


OKCoin cho biết trên trang web chính thức của họ:
"Hãy thận trọng về việc chuyển mật khẩu giữa sàn giao dịch đã được hoàn thành chuyển đổi Mainnet và sàn giao dịch không chuyển đổi được, vì điều này có thể làm mất tất cả tài sản và OKCOIN không chịu trách nhiệm về việc mất tài sản của bạn."
Jayme Genz, một người dùng Twitter đã nói:
“Vào một ngày khác và đồng xu của bạn lại tiếp tục giảm giá trị. Điều tuyệt vời vẫn đang ở phía trước!”
Brent Sprinkle, một người đam mê mật mã nói:
"Tôi muốn mua TRX ở mức 220 satoshi ... nào TRX ... hãy hạ giá xuống đi!"
Nguồn Cafebitcoin

Xem thêm:


Danh sách 52 sàn giao dịch sẽ hỗ trợ TRON token swap


Mới tháng 6 đây thôi, EWN đã báo cáo rằng 26 sàn giao dịch đã tuyên bố hỗ trợ việc di chuyển token bắt đầu vào ngày 21 tháng 6.
Bây giờ danh sách này đã tăng gấp đôi lên con số 52 sàn giao dịch, và sẽ danh sách này sẽ còn dài thêm trong những ngày tới.
Tron Foundation đã công bố danh sách mới thông qua Medium của họ.

Danh sách 52 sàn giao dịch sẽ hỗ trợ TRON token swap

Danh sách các sàn giao dịch và ví hỗ trợ di chuyển token vào ngày 29 tháng 6 có thể được tìm thấy bên dưới (theo thứ tự bảng chữ cái):
  1. Bi
  2. Bibox
  3. BIHUEX
  4. Binance
  5. Bitbns
  6. Bitfinex
  7. Bitflip
  8. Bitforex
  9. Bithumb
  10. BITKOP
  11. BitoEX
  12. Bitpie
  13. Bittrex
  14. Bit-Z
  15. Bixin
  16. BJEX
  17. CEO
  18. COBINHOOD
  19. Cobo
  20. CoinBene
  21. CoinEgg
  22. CoinEx
  23. Coinnest
  24. Coinoah
  25. CoinTiger
  26. Cryptopia
  27. DragonEX
  28. Gate.io
  29. HitBTC
  30. HPX
  31. Huobi
  32. IDAX
  33. IDCM.IO
  34. Indodax
  35. Koinex
  36. Lbank
  37. Liqui
  38. Livecoin
  39. lomostar
  40. Max Exchange
  41. Mercatox
  42. OEX
  43. OkCoin-kr
  44. OKEx
  45. OTCBTC
  46. Rfinex
  47. RIGHTBTC
  48. Sistemkoin
  49. stock.exchange
  50. Tokenomy
  51. Upbit
  52. Zebpay
(Danh sách sẽ được cập nhật nếu có thêm)
Hiện tại, cuộc bầu cử Đại cử tri của TRON đang được tiến hành với Đại cử tri đầu tiên (S.R) sẽ được công bố vào ngày 27/6. S.R đầu tiên được gọi là CryptoDiva và là node cộng đồng đầu tiên tạo các khối.
Điều này có nghĩa là khi mỗi S.R được thông báo, họ sẽ thay thế 27 đại cử tri ban đầu chịu trách nhiệm khởi động block nguyên thủy (Genesis Block) cũng như theo dõi nhanh sự chuyển dịch token cho S.R trước cuộc bầu cử.
CryptoDiva là nhóm đầu tư block dẫn đầu thế giới. Nó dựa trên CryptoDiva Foundation và cung cấp dịch vụ tài chính cho các thị trường Blockchain.
Với mỗi S.R trên trang web của Tron, sẽ có 74 tổ chức hi vọng được tham gia vào 27 S.R.
Tuy nhiên, nhiều hodler của TRX đã bày tỏ sự khó chịu về việc token của họ bị khóa trên các sàn giao dịch, ngăn cản việc họ bỏ phiếu cho S.R họ muốn. Một trong những sàn giao dịch được đề cập đến là Binance.
Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì chưa có nền tảng Blockchain nào có thể đáp ứng được 100% những gì người dùng mong đợi.
Một minh chứng cho điều này là EOS, khi nó vẫn còn gặp phải một số vấn đề về hiến pháp vài ngày sau khi ra mắt.
Luôn luôn có những lỗi kỹ thuật tồn tại trong một hệ thống, nhưng điều quan trọng là cả hai dự án trên đều đã xây dựng được mainnet và triển khai nó.
Nguồn Cafebitcoin


Sàn KuCoin Hồng Kông hỗ trợ các cặp giao dịch Bitcoin Cash


Sàn giao dịch KuCoin đã tuyên bố ra mắt các cặp giao dịch BCH mới. Giao dịch bắt đầu vào ngày 17 tháng 1 năm 2018 lúc 22 giờ UTC+8 (tức 21h ngày 17 tháng 1 năm 2018 theo giờ Việt Nam), theo thông cáo báo chí của công ty. Ban quản lý sàn giao dịch đã quyết định mở các cặp giao dịch mới cho BCH, đáp ứng theo nguyện vọng của cộng đồng.

6 cặp giao dịch

KuCoin, một sàn giao dịch hỗ trợ nhiều các đồng tiền điện tử tại Hồng Kông, gần đây đã tiết lộ kế hoạch bổ sung thị trường Bitcoin Cash cho phép người dùng giao dịch với các cặp BCH. Tất cả các trader KuCoin sẽ được tiếp cận với 6 cặp giao dịch: KCS/BCH, ACT/BCH, DAT/BCH, XAS/BCH, UTK/BCH, DENT/BCH.
KuCoin tuyên bố rằng nó là sàn giao dịch tiền số đầu tiên cung cấp chúng. Trong tuần đầu tiên của năm 2018, lưu lượng truy cập của KuToin đã tăng gấp ba, hiện tại có khoảng 500,000 người dùng, theo báo cáo của Anything Crypto vào ngày 11 tháng 1.
Trước đó Bitstamp, sàn giao dịch Bitcoin có trụ sở tại Luxembourg đã bắt đầu giao dịch các cặp BCH/BTC, BCH/EUR và BCH/USD vào ngày 5 tháng 12 năm 2017. Sàn giao dịch CoinEx tại Vương Quốc Anh cũng đã công bố kế hoạch tương tự vào đầu tháng 12 năm 2017.
Sàn KuCoin cũng tiết lộ kế hoạch đưa ra các cặp giao dịch sau: BCH/RPX, BCH/QLC, BCH/DBC, BCH/BNTY, BCH/DRGN, BCH/LTC, BCH/PRL. Ngày chính xác bắt đầu giao dịch đang được xác định.

Chiến dịch quảng bá lớn

Cùng với việc ra mắt các cặp giao dịch, sàn KuCoin đã công bố một chương trình quảng cáo khổng lồ cho tất cả các trader với các món quà trị giá hơn 250.000 USD và 5 BTC trong các chương trình tặng quà. Bất kỳ trader nào cũng có cơ hội để giành phần thưởng trong các token có liên quan. Có 4 loại cuộc thi được liệt kê trong văn bản thông báo.

Chiến dịch quảng bá vủa Kucoin
Sàn giao dịch đã tạo ra một phòng chat Telegram đặc biệt để hỗ trợ các trader: https://t.me/Kucoin_Exchange.

Về KuCoin

KuCoin đã được ra mắt vào ngày 15 tháng 9 năm 2017, và nó hoạt động trên cơ sở crypto-tới-crypto, có nghĩa là không có đồng tiền pháp định nào được hỗ trợ. Danh mục đầu tư tài sản kỹ thuật số của nó khá rộng và bên cạnh đó, nền tảng này sử dụng KuCoin Shares (KCS) tương tự như sàn giao dịch tiền điện tử Binance, theo nhận xét của trang web Capitancoin.
KuCoin không cung cấp giao dịch ký quỹ và không tiết lộ liệu có yêu cầu đầu tư tối thiểu nào không. Sàn giao dịch cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 và nó được biết đến để đăng các cặp tiền xu trước khi chúng chạm đến các sàn giao dịch tiền số lớn khác.
Nhóm phát triển của sàn KuCoin đã tiến hành nghiên cứu về công nghệ Blockchain vào năm 2011 và đạt được kiến ​​trúc kỹ thuật của nền tảng sàn giao dịch KuCoin vào năm 2013, theo trang web chính thức của sàn cho biết.
Nguồn Cafebitcoin

CEO sàn Binance: Warren Buffett chẳng hiểu gì về tiền điện tử!!


Giám đốc điều hành Binance Zhao Changpeng đã nói rằng Warren Buffett "chẳng hiểu tiền điện tử" và rằng ông đang mắc "một sai lầm lớn".

"Mắc một sai lầm lớn"

Trong bình luận ngắn gọn với Bloomberg TV, Giám đốc sàn giao dịch Hồng Kông đã phản đối lời cảnh báo của Buffett về tiền điện tử trong tuần này, khi ông dự đoán rằng tất cả sẽ "kết thúc không tốt đẹp gì".
"Tôi nghĩ ông ấy biết đầu tư chứng khoán và đầu tư vốn cổ phần rất tốt, nhưng tôi không nghĩ rằng ông ấy hiểu về tiền điện tử", Zhao cho biết.
Warren Buffett Zhao
"Đó là những gì tôi vẫn tôn trọng [...] những phần khác của chuyên môn của ông ấy, nhưng tôi nghĩ về tiền điện tử, ông đã phạm một sai lầm lớn."
Buffett là một người nổi tiếng không ủng hộ Bitcoin, khi tuyên bố rằng ông và đế chế kinh doanh của ông đã thông qua một cách tiếp cận hoàn toàn rảnh tay, và "sẽ không bao giờ có một vị trí" trong giới tiền tệ mã hóa.
Sự chỉ trích của ông ngày càng gia tăng trái ngược với các tập đoàn tài chính khổng lồ khác, thậm chí cả giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon luôn hoài nghi về Bitcoin, trong tuần này đã nói rằng ông "hối hận" khi đã gọi Bitcoin là "trò lừa đảo" vào năm ngoái.

Buffett xác nhận: "Tôi không biết cái gì cả"

Một chút trớ trêu thay, Buffett và Zhao đã đồng ý với nhau, đặc biệt là với sự thiếu kiến thức của Buffett về tiền điện tử.
"Tôi gặp rắc rối với những điều mà tôi nghĩ là tôi biết." Ông nói tiếp. "Tại sao trong thế giới, tôi phải mua hay bán với một cái mà tôi không biết gì về nó?"

Nói về sự từ chối người mua của Zhao trên Binance, tuy chỉ mới đủ 5 tháng, sàn giao dịch đã có rất nhiều người dùng, nên đã buộc hệ thống phải hạn chế đăng ký mới để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật.
"Để đảm bảo hiệu suất cho người dùng hiện tại của chúng tôi, chỉ một số lượng hạn chế đăng ký mới mới được phép mỗi ngày. Thời gian mở cửa đăng ký sẽ thay đổi theo từng ngày, mà không có thông báo trước," sàn giao dịch đã viết trong một bài đăng blog ngày 8 tháng 1 sau khi tạm dừng đăng ký hoàn toàn.
Ngày hôm đó, Binance đã chứng kiến 240.000 hồ sơ đăng kí mới chỉ trong một giờ.
"Thành thật mà nói, chúng tôi không mong đợi sự phát triển như thế này". Zhao cho biết thêm với Bloomberg.
Nguồn Cafebitcoin
Xem thêm:

Binance đứng trước nguy cơ "cấm hoạt động", thị trường lại một phen chao đảo


Giá Bitcoin đã mất $500 chỉ trong một giờ sau khi tin tức về khả năng Nhật Bản có thể cấm sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, Binance được tung ra. Tin tức chấn động này đã gây nên một làn sóng "khủng hoảng" trong cộng đồng.

CEO Changpeng Zhao nhanh chóng trấn tĩnh dư luận

Tuy nhiên, CEO sàn Binance Changpeng Zhao đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận tin đồn này trên Twitter của mình.
Nikkei đang thể hiện bộ mặt vô trách nhiệm của báo chí. Chúng tôi đang có các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với FSA, và hiện thời vẫn chưa nhận được bất kì lệnh cảnh cáo nào hết. Không có lí gì FSA lại đi cung cấp thông tin cho một tờ báo trước cả chúng tôi, giữa lúc mà cả hai phía đang chủ động có các cuộc đối thoại.

Vậy đầu đuôi câu chuyện là như thế nào?

Ngày 22/3, hãng tin địa phương Nikkei đưa tin Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) đang “điều tra” Binance với cáo buộc hoạt động mà chưa có giấy phép đăng ký.
Báo cáo của Nikkei cho biết, rằng nếu sàn tiếp tục hoạt động của mình thì FSA sẽ xúc tiến các “cáo buộc hình sự” và liên hệ với các cơ quan hành pháp.
Sự lan truyền của tin xấu này ngay lập tức đã có tác động trực tiếp lên thị trường tiền điện tử, giá Bitcoin giảm mạnh từ mức $9.000 và hiện vẫn không có dấu hiệu sẽ tiến triển theo chiều tích cực. Như thường lệ, các altcoin cũng biến động tiêu cực theo chiều đi xuống của giá Bitcoin.
Trong khi Binance chưa hề cung cấp thông báo chính thức nào về vấn đề này, đồng sáng lập He Yi đã thẳng thắn nói với người tiêu dùng rằng họ không có gì phải lo lắng, chẳng có mối đe dọa nào từ FSA cả.

Tính năng ẩn danh chính là "cái gai" trong mắt Nhà quản lý

Sàn giao dịch Binance có trụ sở tại Hong Kong đã nộp đơn xin hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản vào tháng 1 năm nay, đó là một phần của các quy định quản lý mà đến hiện tại 16 sàn giao dịch đã thực hiện và nhận được giấy phép chính thức.

Theo sau vụ hack nửa tỉ đô trên sàn Coincheck cũng vào cuối tháng 1, FSA đã ngay lập tức đẩy mạnh tăng cường thanh tra rà soát các sàn còn lại, yêu cầu các sàn phải công khai thông tin hoàn toàn để tránh lặp lại một lần nữa “thảm hoạ Coincheck”.
Binance đã “làm FSA cảm thấy khó chịu vì không tiến hành xác nhận danh tính của nhà đầu tư Nhật Bản tại thời điểm họ mở tài khoản,” báo Nikkei Asian Review bình luận.
“Giới chức Nhật Bản nghi ngờ Binance không có các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các âm mưu rửa tiền, vì sàn đang xử lí một số lượng tiền kỹ thuật số mà được giao dịch hoàn toàn ẩn danh.”
Quan điểm trên từ phía FSA hoàn toàn tương tự với các cơ quan đồng cấp tại Hàn Quốc, quốc gia này thẳng tay cấm hoạt động giao dịch tiền điện tử ẩn danh từ cuối tháng 01/2018.
Nguồn Cafebitcoin
Xem thêm:

Published: Thông báo: Binance niêm yết Golem

NEM (XEM) cuối cùng cũng được niêm yết trên sàn giao dịch Binance!


NEM, một nền tảng tiền mã hóa và Blockchain ngang hàng của Nhật Bản, đã được cộng đồng Binance đón chờ đợi từ lâu, nay đã được niêm yết trên sàn giao dịch Binance.
Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử sôi nổi nhất trên thế giới, cuối cùng đã niêm yết NEM (XEM) sau khi sự cố xảy ra trên sàn Coincheck.
Các quỹ gửi tiền (Deposit) đã mở cho các token XEM, và có sẵn 3 cặp giao dịch: XEM/BTC, XEM/ETH, và XEM/BNB. Số tiền rút tối thiểu là 8 XEM, phí giao dịch là 4 XEM.
https://twitter.com/binance/status/975975692507598848
Giá NEM đang dần bình phục những ngày gần đây, nhưng vẫn còn khá sớm để đánh giá hiệu quả từ động thái trên của sàn Binance.
Từ đợt bán tháo vừa rồi,  XEM đã tăng trưởng 15% trong ngày hôm qua, lên mức 0.33 USD, trở lại mức giá thông thường của nó. Khối lượng giao dịch tăng lên sau khi bị đóng băng trong thời gian dài tại Coincheck.
Đến nay vẫn chưa có dữ liệu về khối lượng giao dịch của các cặp trên sàn Binance, nhưng có vẻ giao dịch XEM sẽ đạt đến đỉnh trong mức hoạt động hàng tháng.
Giá trị đặt lệnh tối thiểu trên Binance sẽ là 0.001 BTC, hoặc 0.01 ETH, hoặc 1 BNB. Giao dịch trên BNB có thể dễ dàng tiếp cận hơn, song các cặp cũng sẽ có tính thanh khoản khác nhau.
Cho đến nay, giao dịch tích cực nhất đã diễn ra trên sàn Bittrex, nhưng những hạn chế về tài khoản của sàn này đã hạn chế sự tiếp xúc với XEM đối với các nhà đầu tư quốc tế. Tài sản XEM vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào giao dịch đầu cơ châu Á, và vẫn rất biến động.

Triển vọng quay trở lại mức 0.5 USD của  XEM là có thể, bởi vì nó đã đạt được một vài ngày trước, sau khi Coincheck tiếp tục kinh doanh. Nhưng đỉnh này không tồn tại lâu, và với tâm lý thị trường chung vẫn chán nản, các altcoin có thể tiếp tục "lạc trôi".

Bài học từ Coincheck

Đội ngũ NEM gần đây đã công bố bản cập nhật về tình hình số quỹ đánh cắp. Họ sẽ không tiếp tục theo dõi những đồng XEM này, vì họ đã nộp đầy đủ dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền điều tra thêm về vụ trộm.
Sau vụ trộm, giao dịch của Nhật Bản này đã quyết định ngừng giao dịch, loại bỏ các đồng tiền điện tử ẩn danh như Monero, DASH và ZCash khỏi nền tảng.
Nguồn CryptoVest
Xem thêm:

Binance đưa ra cảnh báo rủi ro về Centra, CRT rớt giá thảm hại!


ICO Centra, đối tượng của cuộc đàn áp gần đây nhất của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC), đang đặt ra nguy cơ ngay cho các trader. Đồng tiền điện tử này, vốn đã phủ sóng trên phần lớn các sàn giao dịch, đang rơi tự do.
Điều này đã thúc đẩy sàn giao dịch tiền điện tử Binance đưa ra cảnh báo ngay lập tức và xem xét việc đóng băng giao dịch sớm.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin và giám sát chặt chẽ tình hình, và có thể có thêm những hành động nữa, kể cả việc hủy bỏ niêm yết đồng tiền này. Nếu chúng tôi hủy bỏ niêm yết token này, chúng tôi sẽ đưa ra thông báo trước 72 giờ", theo tuyên bố của Binance.
Tài sản kỹ thuật số Centra (CTR) giảm hơn 57% trong một đêm xuống còn 0.12 USD và đã mất hầu hết giá trị kể từ mức đỉnh hơn 3 USD được thiết lập vào tháng 12. CTR/BTC đã mất 90% giá trị so với đỉnh điểm ngay sau khi bắt đầu giao dịch vào tháng Chín.


Thật kỳ lạ, hơn 80% khối lượng giao dịch của Centra diễn ra thông qua Binance, sàn giao dịch đang tìm kiếm một cơ chế quản lý tự do hơn.
Trường hợp của Centra là một trong số ít trường hợp bị bắt giữ vì tội hình sự. Được cho là, ICO đã huy động được hơn 32 triệu USD tài trợ bằng tiền điện tử. Nó cũng sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng, và do đó nhắm mục tiêu vào cộng đồng rộng lớn hơn.
https://twitter.com/DanDarkPill/status/981037333947539456
ICO được hỗ trợ bởi DJ Khaled và Floyd Mayweather. Điều này đảm bảo một sự tiếp cận tuyệt vời, và Centra bán ICO với giá ICO 0.73 USD. SEC nhìn thấy một rủi ro đối với tài chính tiêu dùng trong loại quảng bá này:
"Như chúng tôi cáo buộc, các bị cáo dựa rất nhiều vào sự ủng hộ, xác nhận của người nổi tiếng và các phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá kế hoạch của họ," Steve Peikin, đồng giám đốc của Phòng Thi hành của SEC, cho biết.
"Những xác nhận của người nổi tiếng hay những tài liệu marketing bóng bẩy không thể thay thế cho yêu cầu đăng ký và công khai của SEC, cũng như sự cẩn trọng của các nhà đầu tư."
Nguồn CryptoVest
Xem thêm:


CEO sàn Binance: Warren Buffett chẳng hiểu gì về tiền điện tử!!


Giám đốc điều hành Binance Zhao Changpeng đã nói rằng Warren Buffett "chẳng hiểu tiền điện tử" và rằng ông đang mắc "một sai lầm lớn".


"Mắc một sai lầm lớn"

Trong bình luận ngắn gọn với Bloomberg TV, Giám đốc sàn giao dịch Hồng Kông đã phản đối lời cảnh báo của Buffett về tiền điện tử trong tuần này, khi ông dự đoán rằng tất cả sẽ "kết thúc không tốt đẹp gì".
"Tôi nghĩ ông ấy biết đầu tư chứng khoán và đầu tư vốn cổ phần rất tốt, nhưng tôi không nghĩ rằng ông ấy hiểu về tiền điện tử", Zhao cho biết.
"Đó là những gì tôi vẫn tôn trọng [...] những phần khác của chuyên môn của ông ấy, nhưng tôi nghĩ về tiền điện tử, ông đã phạm một sai lầm lớn."
Buffett là một người nổi tiếng không ủng hộ Bitcoin, khi tuyên bố rằng ông và đế chế kinh doanh của ông đã thông qua một cách tiếp cận hoàn toàn rảnh tay, và "sẽ không bao giờ có một vị trí" trong giới tiền tệ mã hóa.
Sự chỉ trích của ông ngày càng gia tăng trái ngược với các tập đoàn tài chính khổng lồ khác, thậm chí cả giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon luôn hoài nghi về Bitcoin, trong tuần này đã nói rằng ông "hối hận" khi đã gọi Bitcoin là "trò lừa đảo" vào năm ngoái.

Buffett xác nhận: "Tôi không biết cái gì cả"

Một chút trớ trêu thay, Buffett và Zhao đã đồng ý với nhau, đặc biệt là với sự thiếu kiến thức của Buffett về tiền điện tử.
"Tôi gặp rắc rối với những điều mà tôi nghĩ là tôi biết." Ông nói tiếp. "Tại sao trong thế giới, tôi phải mua hay bán với một cái mà tôi không biết gì về nó?"

Nói về sự từ chối người mua của Zhao trên Binance, tuy chỉ mới đủ 5 tháng, sàn giao dịch đã có rất nhiều người dùng, nên đã buộc hệ thống phải hạn chế đăng ký mới để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật.
"Để đảm bảo hiệu suất cho người dùng hiện tại của chúng tôi, chỉ một số lượng hạn chế đăng ký mới mới được phép mỗi ngày. Thời gian mở cửa đăng ký sẽ thay đổi theo từng ngày, mà không có thông báo trước," sàn giao dịch đã viết trong một bài đăng blog ngày 8 tháng 1 sau khi tạm dừng đăng ký hoàn toàn.
Ngày hôm đó, Binance đã chứng kiến 240.000 hồ sơ đăng kí mới chỉ trong một giờ.
"Thành thật mà nói, chúng tôi không mong đợi sự phát triển như thế này". Zhao cho biết thêm với Bloomberg.
Nguồn Bitcoinist
Xem thêm:




Soán ngôi Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới mới Fcoin gây ra nhiều tranh cãi


Dạo gần đây thị trường tiền điện tử đã nổi lên một sàn giao dịch vô cùng mới và đã soán ngôi vị đứng đầu của Binance và OKEx khiến thị trường không khỏi ngỡ ngàng.
Đó chính là Fcoin, một sàn giao dịch đến từ Trung Quốc và chỉ mới hoạt động từ tháng 6 năm 2018.

Fcoin - sàn giao dịch lớn nhất gây ra nhiều tranh cãi

Fcoin được coi là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất hiện tại với khối lượng giao dịch lớn hơn tất cả các sàn giao dịch được cho là lớn nhất từ trước đến nay.
Khối lượng giao dịch Bitcoin ở Fcoin đã đạt tới 6 tỷ USD vào ngày 13/6 đã mang đến nhiều bất ngờ cho thị trường. Theo một số nguồn thông tin từ các phương truyền thông thì Fcoin có khả năng đảm nhiệm toàn bộ khối lượng của thị trường.
Trong whitepaper của Fcoin, họ nói rằng tổng lượng FT (Fcoin token) có thể đào là 10 tỷ đồng. Các phương tiện truyền thông cho rằng mô hình tổ chức của sàn Fcoin là một mô hình cộng đồng và tự trị. Cấu trúc tổ chức của Fcoin không tập trung quyền lực quanh bất cứ CEO hay hội đồng giám đốc nào.

Điểm khác biệt của sàn Fcoin so với các sàn khác

Đặc điểm khác biệt nhất của Fcoin là mô hình doanh thu (revenue model) hoàn toàn mới. Mô hình này hiện tại đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng.
Có thể nói sự thành công của sàn Fcoin phần lớn đến tư mô hình doanh thu được gọi là “trans-fee mining” và CEO của Binance đã chỉ trích đối thủ của mình với mô hình này.
Mô hình này cho phép những trader giao dịch trên Fcoin được nhận một số lượng Fcoin sau mỗi lần giao dịch để được bù đắp lại chi phí giao dịch.
Trong Whitepaper của mình, Fcoin nói rằng họ sẽ dùng 51% Fcoin token để phân phối cho cộng đồng và phần còn lại được Fcoin giữ lại và chia cho các nhà đầu tư của mình. 51% được phân phát tới cộng đồng bằng airdrop và ICO.
Tuy nhiên, sàn Fcoin cũng dùng một lượng token để làm phần thưởng cho các thợ đào xác nhận giao dịch. Bản chất là tất cả các phí giao dịch từ sàn Fcoin bằng BTC và ETH sẽ được phân phối lại cho những người dùng nắm giữ Fcoin Token.

Tranh cãi xung quanh sàn Fcoin

Chỉ trong vòng 1 tháng hoạt động, rất nhiều cầu hỏi từ rất nhiều phía được đặt ra cả từ nhà đầu tư và các sàn giao dịch khác, "liệu rằng khối lượng giao dịch của Fcoin có là thật?".
Zhang đã bác bỏ các thông tin cho rằng khối lượng giao dịch của Fcoin là giả và khẳng đình rằng tất cả các giao dịch trên Fcoin đều là thật.

CEO của Binance – Zhao Changpeng đã tạo ra các vấn đề tranh luận xung quanh sàn Fcoin. Ông nói rằng mô hình hoạt động của Fcoin không có gì là mới, nó chỉ là một hình thức ICO khá khác biệt so với mô hình ICO truyền thống.
Zhao cho rằng việc nhận được Fcoin token từ các phí giao dịch bằng BTC và ETH chẳng khác gì mua Fcoin token bằng BTC và ETH cả.
Zhao cũng đã đưa ra các bằng chứng chứng tỏ sàn Fcoin “manipulation" (lái) giá ở chính sàn của mình (thực ra thì sàn nào cũng làm như thế cả nhưng lại rất thích đi bóc phốt nhau).

Lợi nhuận sàn thu từ việc lên giá Fcoin Token

Lợi nhuận mà Fcoin thu về không từ phí giao dịch mà từ việc lên giá của Fcoin Token vì vậy mà sàn Fcoin sẽ dùng mọi cách để đẩy giá Fcoin token lên hết mức có thể.
Theo khách quan mà nói thì quan điểm của CEO Binance cũng có lý, việc dùng lợi nhuận của mình để phân phối cho các nhà đầu tư nắm giữ Fcoin Token là một phương pháp để đẩy giá Fcoin lên một cách dễ dàng.
Sàn Fcoin thực sự đã tao ra một cú nổ lớn khi chỉ mới tồn tại vỏn vẹn hơn một tháng mà đã trở thành sàn giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất.
Chúng ta vẫn chưa biết được thành công của sàn Fcoin hiện tại có phải là do mô hình kinh doanh mới lạ và độc đáo, hay chỉ là do các chiêu trò mà nó vẽ ra nhằm thực hiện những mục đích không tốt.
Xem thêm:




Binance tham gia “chống lưng” cho ngân hàng phân quyền đầu tiên tại Malta


Binance, nền tảng thuộc top các sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, được đưa tin là đang nằm trong số những nhà đầu tư bảo lãnh cho một ngân hàng phân quyền chuẩn bị được ra mắt tại “đảo quốc Blockchain” Malta.
Báo Bloomberg đưa tin ngày 12/07 rằng Binance vừa xác nhận là đã mua lại 5% cổ phần trong Founders Bank, ngân hàng có giá trị trước quá trình gọi vốn là 133 triệu euro (tương đương 155 triệu đô la Mỹ).
Founders Bank sẽ xây dựng hệ thống của mình dựa trên công nghệ Blockchain và sẽ hợp tác với nền tảng gọi vốn Neufund để phát hành “token tuân thủ luật pháp” của riêng mình, theo tiết lộ của Binance.

Ngân hàng này hiện cũng đang hy vọng sớm có được giấy phép từ chính quyền đất nước thuộc EU để có thể chính thức triển khai hoạt động.
Nếu được chấp thuận thì Founder Banks sẽ trở thành "ngân hàng phân quyền và được sở hữu bởi công chúng" đầu tiên trên thế giới, khi mà nhà đầu tư token xem như cũng là người sở hữu ngân hàng.

CEO sàn Binance Changpeng Zhao chia sẻ nhận định của mình trước tin tức trên:
https://twitter.com/cz_binance/status/1017395909716410368
Malta ngay bây giờ giờ đang là vùng đất giúp gắn kết tài chính truyền thống với tài chính Blockchain. Rất nhiều thứ có thể xảy ra chỉ trong 3 tháng ngắn ngủi.
Trước đó, vào tháng 6, Binance cũng đã đứng ra hỗ trợ Sở Giao dịch Chứng khoán Malta để phát triển các doanh nghiệp và startup FinTech tại đây.
Dù mới chỉ được thành lập tại Hong Kong vào tháng 07/2017 nhưng đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực tiền số.
Binance hồi tháng 3 năm nay tuyên bố là sẽ mở văn phòng đại diện và lập sàn giao dịch giữa tiền pháp định với tiền điện tử tại Malta – một quốc gia mà đang thay đổi từng ngày để tự khẳng định mình là “đảo quốc Blockchain” thật thụ và thậm chí còn vừa thông qua đến tận 3 dự luật hợp pháp hoá Blockchain cùng tiền tệ kỹ thuật số cách đây 2 tuần.
Theo Coin68/CoinDesk
Xem thêm:




CEO Binance cho biết "Không có sự phi tập trung tuyệt đối nào cả"



Tuần trước, Vitalik Buterin, người nổi tiếng về tính trực tiếp của mình, đã gọi ra các trao đổi tiền điện tử tập trung, nói rằng:
“Tôi chắc chắn mong các sàn giao dịch tập quyền “cháy ra tro” đi càng nhiều càng sớm.”
Không cần phải nói, tuyên bố này nhanh chóng lan truyền khắp cộng đồng tiền điện tử ngay tức khắc. Changpeng Zhao, Giám đốc điều hành của Binance - hiện là sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai thế giới về khối lượng giao dịch hàng ngày - đã bày tỏ ý kiến của ông về vấn đề này.
https://twitter.com/cz_binance/status/1016816438034591744
"Đừng ước sàn nào "cháy ra tro". Hãy có một trái tim lớn hơn, và hiểu rõ thực tế rằng chúng ta là một phần của một hệ sinh thái ..."

"Anh em cùng thuyền"

Zhao chỉ ra sự cần thiết phải nhìn thấy bức tranh tổng thể hơn. Ông lưu ý rằng tiền tệ pháp định (fiat), trên thực tế, đã có một tác động rất lớn đến sự phát triển của tiền điện tử.
Ông vạch ra rằng nếu không có tiền tệ pháp định và các sàn giao dịch tập trung, tiền tệ kỹ thuật số sẽ có ít tính thanh khoản, và ngành công nghiệp chính nó sẽ nhỏ hơn rất nhiều.
Điều thú vị là, mặc dù có mong muốn tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử "cháy thành tro", Vitalik cũng thừa nhận thực tế là các sàn giao dịch phi tập trung sau này sẽ rất nổi bật. Anh cũng chỉ ra rằng các sàn giao dịch tập trung chỉ khả thi bởi vì chúng là một cửa ngõ giữa tiền điện tử và tiền pháp định.
Zhao chỉ ra rằng không có sự phân quyền thực sự và rằng nếu một dự án có một đội ngũ cốt lõi, nó vẫn có ý thức tập trung.
Hôm nay, Vitalik có thể có nhiều quyền lực hơn so với bất kỳ ai khác trong ngành... bởi việc là cố vấn cho các dự án, do đó, đã giúp quyết định số phận của chúng, ít nhất là số phận ICO của chúng với một mức độ nào đó.
Ông cũng đã phản pháo, nói rằng "phân cấp, theo mặc định, cũng không an toàn hơn là bao". Ông chỉ ra tình trạng của Ethereum Classic và Ethereum DAO, khi tổ chức phân quyền, phi tập trung trở thành nạn nhân của vi phạm trong bảo mật của nó, gây ra một hard fork mạng lưới ban đầu.


"Tôi hoàn toàn ủng hộ Blockchain/Phân cấp - Phi tập trung/Tự do"

Mặc dù ông đã bác bỏ quan điểm của Buterin, Zhao nói rằng ông "hoàn toàn ủng hộ Blockchain/Phân cấp - Phi tập trung/Tự do." Điều này là hiển nhiên, bởi thực tế là Binance đang tiến về phía trước với dự án phân cấp rất riêng của nó - Binance Chain.
Quan điểm của công ty về vấn đề tập trung và phân cấp được nêu rõ trong thông báo chính thức của dự án:
"Các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung sẽ cùng tồn tại trong tương lai gần, bổ sung cho nhau, đồng thời cũng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Chúng tôi đứng đây hôm nay vì chúng tôi tin rằng công nghệ Blockchain sẽ thay đổi thế giới."
Xem thêm:
Nguồn Bitcoinist

Ưu điểm và nhược điểm của sàn giao dịch Binance

Sàn Binance là sàn giao dịch tiền điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt. Binance đã sớm vượt qua Bittrex để trở thành sàn giao dịch lớn nhất trong hiện tại.

Ưu điểm:

  • Chi phí giao dịch tại sàn Binance thấp 0.1%
  • Tốc độ giao dịch nhanh. Có khả năng xử lý 1.4 triệu đơn đặt hàng mỗi giây
  • Giao diện dễ dùng
  • Có nhiều loại Altcoin tốt chỉ có tại sàn Binance như: BNB, TRON
  • Khối lượng giao dịch lớn, tính thanh khoản cao

Nhược điểm:

  • Sàn Binance không cho phép giao dịch bằng USD hay tiền truyền thống, chỉ chấp nhận BTC, ETH, USDT
  • Các cặp giao dịch có khối lượng lớn thường bị lag

Phí giao dịch

Sàn giao dịch Binance sẽ không tính phí khi nạp, những các khoản rút sẽ được tính phí như sau.

Kết luận

Sàn Binance hiện là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới. Không những vậy, sàn Binance có độ bảo mật tốt, an ninh cao, phí giao dịch thấp, tính thanh khoản cao.

Xem thêm: 4 Rủi ro mà Binance Coin (BNB) phải đối mặt

4 Rủi ro mà Binance Coin (BNB) phải đối mặt

Binance Coin (BNB) là một đồng tiền điện tử thú vị được phát hành bởi sàn giao dịch Binance (sàn giao dịch lớn nhất của Trung Quốc và Thế Giới), BNB Coin đặc biệt bởi vì giá trị của nó đã tăng lên rất nhiều.
BNB Coin ra đời với mục đích duy trì và phát triển hệ thống của Binance. Đồng BNB được sử dụng để giao dịch với các đồng coin khác trên sàn Binance cùng với BTC, ETH và USDT.
Tuy nhiên BNB vẫn có thể tiềm ẩn những rủi ro. Dưới đây là 4 rủi ro mà Binance Coin (BNB) phải đối mặt.

Rủi ro của Binance Coin là gì?

1. Bão hòa thị trường:

Hiện nay, có quá nhiều các đồng coin ra đời, khi đó đồng tiền điện tử Binance Coin (BNB) sẽ phải cạnh tranh với nhiều đồng tiền khác. Từ đó, giá sẽ không thể đẩy lên cao được.

2. Nhiều sàn giao dịch mở cửa

Chính vì có quá nhiều đồng Coin ra đời nên sàn giao dịch cũng thi nhau mọc lên như nấm. Việc làm này kéo theo hệ lụy khó lường.
Nếu các sàn làm ăn tốt, giá tăng thì không sao. Nhưng chẳng may, thị trường khủng hoảng, giá coin giảm sock. Lúc đó, tỷ giá Binance Coin sẽ không hề tốt.

3. Sự tín nhiệm có thể mất

Các nhà quản lý của đồng tiền Binance Coin này có thể cũng không chắc nhân viên của mình sẽ dùng số lợi nhuận 20% chỉ để mua BNB Coin.
Rất may, trong thời gian 6 tháng đầu hoạt động, mọi thứ vẫn diễn ra rất ổn. Hy vọng sẽ không có điều bất thường nào ập xuống BNB Coin.

4. Quỹ tín dụng

Những rủi ro tiềm ẩn đối với sàn giao dịch là không thể tránh khỏi. Các nguy cơ bị hack, liên quan đến pháp luật là những điều rất dễ gặp, không thể phòng tránh được vì chúng hay đến bất ngờ, đột ngột.

Wallet (ví) là gì? Tìm hiểu về khái niệm wallet trong cuộc chơi "tiền ảo"

Mấy năm gần đây Bitcoin (BTC) nói riêng hay tiền điện tử nói chung đang trở lên vô cùng HOT tại Việt Nam. Có những người giàu nên nhờ Coin và người lại. Tuy nhiên, trong bài viết nay chúng ta không bàn nhiều về vấn đề ấy. 

Muốn chơi Bitcoin (hay một loại altcoin) thì bạn phải cần rất nhiều điều kiện, trong đó điều kiện không thể thiếu đó là một chiếc ví điện tử (wallet). Vậy wallet (ví) là gì?

Khái niệm Wallet (Ví)

Về khái niệm Wallet, nếu trong thực tế wallet là 1 cái ví vật lý bên trong có chứa thẻ creditcard, tiền, chứng minh thư..., Google Wallet thì là 1 cái ví được số hóa, còn Bitcoin Wallet thì cũng có thể hiểu đơn giản như Google Wallet - 1 cái ví điện tử - 1 chương trình giúp ta quản lý Bitcoin của mình.

Nếu bỏ qua những xử lý bên trong của những phần mềm wallet và hỏi rằng điều gì không thể thiếu và làm nên 1 wallet thì đó là cặp private key và public key, chúng xác định nên tính độc nhất của 1 wallet.

Và vì public key là cái cần phải public cho cộng đồng biết để họ xác nhận giao dịch cho chúng ta, nên private key là cái quan trọng hơn và cần phải giữ bí mật.

Như sơ đồ trên đây, từ Private key ta có thể sinh ra được Public key, và từ Public key ta sinh ra được address (địa chỉ bitcoin).

Nên thực tế ta chỉ cần biết Private key là đủ, public key ta có thể sinh ra từ nó được, mặc dù đảo ngược là không thể đánh giá mặt toán học.

Private key là thứ quan trọng nhất và không được để mất.

Giao thức Proof of stake (Bằng chứng cổ phần) là gì?

Giao thức Proof of stake (Bằng chứng cổ phần) là gì?

Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần – PoS) là một cách khác để xác thực cơ sở các giao dịch và ngưỡng đạt được sự đồng thuận phân tán. PoS thực tế vẫn là một giao thức với mục đích giống như PoW nhưng quá trình để đạt được mục tiêu thì khác hoàn toàn.

Proof of Stake xảy ra khi một thợ đào góp cổ phần vào loại tiền tệ kỹ thuật số cụ thể để xác minh cho khối giao dịch. Proof of Stake khá đơn giản cho máy tính vì bạn chỉ cần chứng minh mình sở hữu một tỉ lệ cổ phần của loại tiền tệ kỹ thuật số.
Ví dụ nếu bạn sở hữu 5% lưu lượng Ethereum đang tồn tại thì bạn có quyền khai thác 5% tất cả giao dịch Ethereum.
Tất cả các đồng tiền đã được tạo ra từ trước và số lượng của chúng không bao giờ thay đổi. Điều này có nghĩa là trong hệ thống PoS không có phần thưởng khối.
Vì vậy, các thợ đào coin sẽ phải trả lệ phí giao dịch. Đây là lý do tại sao những người khai thác hệ thống PoS này được gọi là “Thợ rèn” – Forger chứ không phải là thợ đào – Miner.
Proof-of-stake là một hệ thống công bằng hơn proof-of-work khi tất cả mọi người đều có thể trở thành thợ đào. Không phân biệt nhỏ hay lớn, quy mô khai thác sẽ tỉ lệ tuyến tính với số lượng cổ phần sở hữu.
Điều đó khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc xác nhận giao dịch, tăng cường tính phân cấp và dân chủ hơn.

Xem thêm: Giao thức Proof of Work (Bằng chứng công việc) là gì?

Giao thức Proof of Work (Bằng chứng công việc) là gì?


Proof of Work là một giao thức có mục đích chính là ngăn chặn các cuộc tấn công không gian mạng như cuộc tấn công DDoS (Tấn công từ chối dịch vụ phân tán – Distributed Denial Of Service) có mục đích làm cạn kiệt nguồn của hệ thống máy tính bằng cách gửi nhiều yêu cầu giả mạo, khiến các trang web, dịch vụ trực tuyến, trở nên quá tải, người dùng gặp khó khăn, hay thậm chí không thể truy cập vào các trang web, dịch vụ này.
Khái niệm Proof of Work đã tồn tại trước khi có khái niệm về Bitcoin. Satoshi Nakamoto đã áp dụng kỹ thuật này cho đồng tiền số của mình, tạo nên một cuộc cách mạng hóa các giao dịch truyền thống được thiết lập trước đó.
Trên thực tế, khái niệm PoW ban đầu được Cynthia Dwork và Moni Naor đưa ra năm 1993, nhưng từ “Proof of Work” đã được Markus Jakobsson và Ari Juels đặt ra trong một tài liệu xuất bản năm 1999.
Nhưng, trở lại ngày hôm nay, Proof of Work có lẽ là ý tưởng lớn nhất đằng sau WhitePaper Bitcoin của Nakamoto – được xuất bản vào năm 2008 – bởi vì nó cho phép sự đồng thuận không tín nhiệm và phân tán.

Proof of work và việc khai thác

Proof of Work là một yêu cầu để xác định sức mạnh tính toán máy tính đắt tiền, còn được gọi là khai thác, cần phải được thực hiện để tạo ra một nhóm các giao dịch không tín nhiệm mới (cái gọi là khối) trên một sổ cái phân tán gọi là Blockchain.
Khai thác phục vụ cho hai mục đích:
  • Xác minh tính hợp lệ của một giao dịch, hoặc tránh cái gọi là chi tiêu gấp đôi;
  • Đồng tiền tệ kỹ thuật số mới thưởng cho thợ đào thực hiện nhiệm vụ trước đó.
Khi bạn muốn thiết lập một giao dịch, điều này sẽ xảy ra phía sau:
  • Các giao dịch được nhóm lại thành một khối;
  • Người khai thác xác minh rằng các giao dịch trong mỗi block là hợp lệ;
  • Để làm như vậy, thợ đào phải giải quyết một “câu đố toán học” được gọi là bài toán bằng chứng công việc (PoW);
  • Phần thưởng được trao cho thợ đào đầu tiên giải quyết hết từng “câu đố toán học” trong khối;
  • Các giao dịch đã được xác minh sẽ được lưu trữ trong Blockchain công khai.
Bài toán có một tính năng chính đó là không đối xứng. Công việc trên thực tế chỉ ở độ khó vừa phải từ phía người yêu cầu và phải dễ kiểm tra mạng. Ý tưởng này còn được gọi là chức năng chi phí CPU, câu đố của khách hàng, câu đố tính toán hoặc chức năng đánh giá CPU.
Tất cả các thợ đào đều phải cạnh tranh để là người đầu tiên tìm ra giải pháp cho vấn đề toán học cho các khối đã ứng cử. 
Đây chính là vấn đề không thể giải quyết theo cách nào khác hơn là thông qua sức mạnh của máy tính dùng để đào coin. 
Vì vậy việc này đòi hỏi sự nỗ lực cùng đầu tư lớn để có thể cạnh tranh khi đào tiền thuật toán.
Khi một người thợ đào cuối cùng tìm ra được giải pháp đúng đắn, anh ta sẽ thông báo cho toàn bộ mạng cùng một lúc và nhận được giải thưởng là đồng tiền thuật toán đang đào. Đồng tiền thuật toán này sẽ được cung cấp bởi giao thức.
Từ quan điểm kỹ thuật, quá trình khai thác là một phép băm đảo ngược. Nó được xác định bởi một số (nonce). Do đó thuật toán băm mã hóa của dữ liệu khối cho kết quả theo một ngưỡng nhất định.
Ngưỡng này – hay còn được gọi là độ khó, là thứ để quyết định tính cạnh tranh của việc khai thác: càng nhiều sức mạnh tính toán được thêm vào mạng thì thông số này tăng lên tương đương với việc tăng số lượng trung bình các phép tính cần thiết để tạo một khối mới.
Phương pháp này cũng làm tăng chi phí của việc tạo ra khối và khiến các thợ đào buộc phải nâng cao hiệu quả của hệ thống khai thác để tiếp tục đào, duy trì sự cân bằng kinh tế tích cực. Việc cập nhật thông số sẽ xảy ra khoảng 14 ngày một lần, mỗi khối mới sẽ được tạo ra sau mỗi 10 phút.
Như vậy, bạn cần phải có một lượng lớn sức mạnh tính toán, nhiều hơn sức mạnh mà một máy tính phổ thông sở hữu. Điều đó sẽ khiến cộng đồng thợ mỏ gom cụm lại. Những thợ mỏ nhỏ lẻ sẽ không cạnh tranh được với thợ mỏ lớn hơn.
Dẫn đến sự độc quyền khai thác mỏ từ các thợ mỏ lớn. Vì với sức mạnh tính toán lớn thì xác suất tìm ra đáp án nhanh và chính xác cao hơn những thợ mỏ nhỏ lẻ. Điều này đi ngược lại với lý tưởng của một hệ thống Blockchain phân cấp và có thể dẫn đến một cuộc tấn công 51%.

Tấn công 51%

Một cuộc tấn công 51% xảy ra khi một thợ mỏ hay một pool đào kiểm soát được 51% sức mạnh tính toán trong mạng lưới. Khi đó họ sẽ thao túng toàn bộ giao dịch và gian lận. Bằng cách tạo ra những khối giả mạo, họ hủy bỏ hoàn toàn những khối hợp lệ mà cộng đồng khai thác được.
Đó là lý do giao thức Proof of Stake (PoS) ra đời, hay còn gọi là giao thức bằng chứng cổ phần. Khi một ai đó sở hữu 51% cổ phần nguồn cung của một loại tiền tệ kỹ thuật số cụ thể, dĩ nhiên họ sẽ không tự tấn công loại tiền tệ đó.
Ngoài ra không ai dám bỏ tài sản ra mua 51% nguồn cung của một đồng tiền, rất tốn kém. Về mặt lý thuyết thì bất kỳ cuộc tấn công nào vào loại tiền tệ kỹ thuật số đó chỉ làm mất giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Tìm hiểu thêm

EOS giải đáp các câu hỏi về sử dụng EOSIO 1.0, mạng lưới quan hệ và HƠN thế nữa


EOS giải đáp các câu hỏi của cộng đồng

EOS, vào ngày 3 tháng 7, đã đăng một blog trên Twitter để trả lời các câu hỏi được chờ đợi từ lâu của người theo dõi về EOSIO 1.0.
Tweet có viết:
“Đã đến lúc trả lời #AskBlockone khác - tuần này, bộ phận Quan hệ nhà phát triển của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi từ @muradtariq_tk. Xin cảm ơn cộng đồng của EOS vì luôn đặt ra những câu hỏi cho đội ngũ.”
Blog này đặc biệt dành riêng cho các thành viên cộng đồng muốn bắt đầu với EOSIO nhưng vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận.
Nhóm Quan hệ nhà phát triển của EOS đã nhanh chóng giúp đỡ các thành viên này bằng cách giải quyết các thắc mắc và thảo luận về nền tảng của họ.
Nhóm EOS bắt đầu bằng cách trả lời một câu hỏi cơ bản đến từ một người theo dõi twitter. Người này muốn tìm hiểu về các nguồn tốt nhất để nghiên cứu EOSIO.
Nguồn đầu tiên cung cấp kiến ​​thức về chủ đề này là tài liệu được đưa lên "Cổng thông tin dành cho nhà phát triển của EOS".

Nguồn kiến ​​thức thứ hai của EOSIO được đề xuất là trang web của "EOSIO Stack Exchange". Đó là một cộng đồng các nhà phát triển đang cùng nhau nghiên cứu bằng cách chia sẻ kiến ​​thức độc quyền của họ về những nghi ngờ kỹ thuật.
Telegram là lựa chọn giao tiếp thuận tiện trong trường hợp người ta muốn kết nối với các nhóm tương ứng. Nếu điều này vẫn chưa đủ, thì các nhóm EOS là nơi mọi người có thể gặp gỡ các thành viên lân cận với khả năng kết nối tốt.

Tại sao EOSIO lại được quan tâm đến vậy?

EOSIO là một phần mềm mã nguồn mở do BlockOne phát hành cách đây một tháng và được tạo ra để cho phép cộng đồng các nhà phát triển xây dựng các API được blockchain hỗ trợ.
EOSIO cũng bao gồm các hợp đồng thông minh cung cấp cho quản trị viên quyền tự do phân phối quyền truy cập không giới hạn vào tài nguyên cho cơ sở người dùng.
Sự ra đời của EOSIO đã diễn ra với ý tưởng giúp các nhà phát triển bên thứ ba tìm hiểu và phát triển với sự hỗ trợ của EOS.
Nguồn Ambcrypto
Xem thêm:

Bluzelle là gì? Tìm hiểu về đồng tiền điện tử BLZ

Bluzelle (BLZ) là một nền tảng cung cấp dịch vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu cho các dApps được xây dựng trên công nghệ blockchain. Bluzelle tập trung vào việc lưu trữ dữ liệu kích thước nhỏ hơn và cố định có thể dễ dàng định vị và truy cập vào cơ sở dữ liệu của họ.

Và nó được tạo ra phục vụ chủ yếu cho các nhà phát triển dApps, để khắc phục các hạn chế của các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có là chi phí cao, khả năng mở rộng hạn chế và phức tạp trong việc lưu trữ. Bluzelle là sự kết hợp của nền kinh tế chia sẻ thông tin với nền kinh tế tiền điện tử.


Trong nền tảng Bluzelle sử dụng 2 loại token chủ yếu là BLZ và BNT.
  • BLZ là token chính công khai của dự án được dùng để mua BNT
  • BNT là token nội bộ của dự án được sử dụng để trả tiền cho việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong nền tảng. 
Các token BLZ và BNT có thể được thay đổi với nhau thông qua Gateway token Bluzelle. Người giữ token BLZ tạo ra giá trị bằng cách chuyển đổi token sang BNT và sử dụng nó để thanh toán cho các dịch vụ trên nền tảng Bluzelle.

Bluzelle (BLZ) hoạt động như thế nào?

Bluzelle đang tạo ra một giải pháp lưu trữ trung gian cho blockchain. Blockchain, rõ ràng, chỉ là một giao thức – giống như internet là một giao thức truyền thông. Chúng ta cần các ứng dụng trung gian để tận dụng lợi thế của giao thức này. Đó là nơi Bluzelle nhìn thấy cơ hội của nó.

Mục tiêu đầu tiên của Bluzelle là tạo ra một mạng lưới cơ sở dữ liệu phân cấp.

Mạng lưới cơ sở dữ liệu Bluzelle liên quan đến các nhà sản xuất (những người làm cho bitcoin bằng cách làm cho máy tính của họ là một phần của quá trình xác nhận giao dịch) cho thuê tài nguyên phần cứng của họ vào mạng.

Sau đó, người tiêu dùng (như các nhà phát triển phần mềm) có thể sử dụng mạng Bluzelle cho các ứng dụng của họ.

Hệ sinh thái xoay quanh việc sử dụng token BLZ. Người tiêu dùng sẽ thanh toán bằng BLZ để truy cập các dịch vụ cơ sở dữ liệu, trong khi các nhà sản xuất sẽ kiếm được BLZ để đổi lấy hoặc chia sẻ tài nguyên.

Cuối cùng, Bluzelle muốn tạo ra một giải pháp để quản lý dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả và chi phí thấp. Bluzelle có kế hoạch cung cấp một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp cho internet phân cấp.

Để làm điều đó, Bluzelle đang tạo ra một giải pháp lưu trữ dữ liệu (lưu trữ các bit dữ liệu nhỏ) trên các máy tính trên thế giới. Dữ liệu này được mã hóa và không thể đọc được.

Tính năng nổi bật của Bluzelle (BLZ)

Bluzelle có những tính năng nổi bật sau:
  • Tính riêng tư và bảo mật: Bluzelle sử dụng kỹ thuật mật mã và sharding để cung cấp bảo đảm sự riêng tư.
  • Chi phí thấp: Bluzelle hoạt động dựa vào ít trung tâm dữ liệu và như vậy sẽ mất ít chi phí về vốn hơn.
  • Độ tin cậy cao: Bluzelle dự trữ dư thừa các mẩu dữ liệu nhỏ trên các nút trên toàn cầu, loại bỏ bất kỳ điểm thất bại nào.
  • Khả năng mở rộng của doanh nghiệp: Các thuật toán Bluzelle lưu trữ dữ liệu theo cách độc đáo, phân tán và thông minh sẽ cung cấp khả năng mở rộng cấp doanh nghiệp
  • Tính không thay đổi dữ liệu: Bluzelle sử dụng công nghệ blockchain sao cho khi dữ liệu được lưu trữ vào mạng lưới đó, sẽ không thể thay đổi dữ liệu đó.
  • Tốc độ hoạt động cao: Bluzelle tự động điều chỉnh số lượng và vị trí các nút ảnh hưởng đến dữ liệu của người tiêu dùng để đáp ứng các chỉ số về hiệu suất.
  • An toàn: Việc sử dụng thuật toán đồng thuận của Bluzelle là phương pháp duy nhất để cập nhật mạng có thể được chấp nhận là “sự thật”.

Team phát triển của Bluzelle (BLZ)

Team phát triển Bluzelle



Team phát triển

Cố vấn của Bluzelle



Cố vấn
Trên đây là những điều bổ ích về đồng tiền điện tử Bluzelle Coin (BLZ) hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được thêm kiến thức tổng quan về BLZ coin.

Xem thêm:

Tổng hợp 5 sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới


Tổng hợp 5 sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới:

Để trở thành một nhà đầu tư tài ba thì cần phải có những kiến thức, kĩ năng về đầu tư tiền mã hóa tốt và việc tin tưởng vào một sàn giao dịch là điều không kém phần quan trọng.

Vậy để làm sao biết được sàn nào nên tin tưởng và có dịch vụ tốt nhất hiện nay, dưới đây là tổng hợp một số sàn giao dịch uy tín, dịch vụ và phù hợp với các nhà đầu tư trên Thế Giới.

5 sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới

1. Binance

Truy cập: https://goo.gl/zFx5Lh

Sàn giao dch Binance Exchange‎ là một sàn giao dịch với qui mô quốc tế, chỉ mới ra mắt vào tháng 7 năm 2017 nhưng sàn Binance đã vươn lên là một trong những sàn lớn nhất thế giới về lượng giao dịch, người đăng ký.
Đánh giá ch tiêu: 
  • Chi phí giao dịch: ⭐⭐⭐⭐⭐
  • Bảo mật: ⭐⭐⭐⭐
  • Giao diện thân thiện:⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ tiếng Việt:⭐
  • Đa dạng hình thức giao dịch:⭐⭐⭐
  • Đồng neo đậu tránh sự ảnh hưởng từ các chuyển biến thị trường:⭐⭐⭐
  • Đa dạng cặp coin:⭐⭐⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ nhiệt tình qua nhiều kênh: ⭐⭐⭐⭐⭐
  • Giao diện app bằng tiếng Việt: Không có
Nhận xét: Binance là một lựa chọn đáng cân nhắc để người dùng tin tưởng và trải nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt còn hạn chế như giao diện app không có hỗ trợ tiếng việt, không có giao dịch C2C và phí nạp USDT khá cao.

2. IDCM

Trang web: https://www.idcm.io/

IDCM được thành lập dưới sự hỗ trợ của 2 ông lớn tài chính là Goldman Sachs và Soros Fund. IDCM là một sàn giao dịch uy tín không chỉ ở Việt Nam mà còn có mặt tại nhiều quốc gia trên Thế giới như: Hông Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ,…
Đánh giá ch tiêu:
  • Chi phí giao dịch:⭐⭐⭐⭐⭐
  • Bảo mật:⭐⭐⭐⭐⭐
  • Giao diện thân thiện:⭐⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ tiếng Việt:⭐⭐⭐⭐
  • Đa dạng hình thức giao dịch:⭐⭐⭐⭐
  • Đồng neo đậu tránh sự ảnh hưởng từ các chuyển biến thị trường:⭐⭐⭐⭐
  • Đa dạng cặp coin:⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ nhiệt tình qua nhiều kênh:⭐⭐⭐
  • Giao diện app bằng tiếng Việt:⭐⭐⭐⭐⭐
Nhận xét: IDCM là một sàn giao dịch khá mới đối với thị trường Việt Nam, là một sàn qui mô quốc tế nhưng có hỗ trợ tiếng Việt, hỗ trợ giao dịch C2C bằng tài khoản ngân hàng Việt, là một sàn đáng để trải nghiệm.

3. Huobi Pro

Trang web: https://www.huobi.pro

Đây được coi là sàn giao dịch dành cho người Trung Quốc, khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng trader nước này. Và tất nhiên là chúng ta không nên bỏ qua những kỳ tích mà người Trung Quốc đã đạt được.
Đánh giá ch tiêu:
  • Chi phí giao dịch:⭐⭐⭐⭐
  • Bảo mật:⭐⭐⭐
  • Giao diện thân thiện:⭐⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ tiếng Việt:⭐⭐
  • Đa dạng hình thức giao dịch:
  • Đồng neo đậu tránh sự ảnh hưởng từ các chuyển biến thị trường:⭐⭐⭐
  • Đa dạng cặp coin:⭐⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ nhiệt tình qua nhiều kênh:⭐⭐⭐
  • Giao diện app bằng tiếng Việt: Không
Nhận xét: Huobi là sàn giao dịch cũng khá nổi tiếng ở thị trường Trung Quốc về mức độ tin tưởng, tuy nhiên để người Việt có trải nghiệm tốt thì chưa thân thiện lắm về giao diện.
Hiện Huobi chỉ có hỗ trợ tiếng Việt trên giao diện website nên sẽ khá bất tiện cho những ai muốn dùng APP.

4. Bittrex

Trang web: https://bittrex.com

Bittrex là sàn giao dịch coin được cộng đồng yêu thích bởi sự phổ biến rộng rãi của nó, cũng như hỗ trợ rất nhiều các công cụ đánh giá tín hiệu giúp cho người chơi kiểu lướt sóng.
Đánh giá ch tiêu:
  • Chi phí giao dịch:⭐⭐
  • Bảo mật:⭐⭐⭐⭐
  • Giao diện thân thiện:⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ tiếng Việt: Không hỗ trợ
  • Đa dạng hình thức giao dịch:⭐⭐
  • Đồng neo đậu tránh sự ảnh hưởng từ các chuyển biến thị trường:
  • Đa dạng cặp coin:⭐⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ nhiệt tình qua nhiều kênh:⭐⭐⭐
  • Giao diện app bằng tiếng Việt: Không
Nhận xét: Bittrex là sàn của Mỹ, có quy mô quốc tế, cũng có đông người Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, các sàn của Mỹ thì có nhận định không tốt lắm về IP từ Việt Nam chính vì vậy có rất nhiều trường hợp bị lock account cũng như hạn chế xác minh tài khoản trên sàn Bittrex.

5. Poloniex

Trang web: https://poloniex.comPoloniex cũng là một trong những sàn đáng để tin tưởng trong các sàn giao dịch tiền mã hóa, bởi vì có rất ít đồng được giao dịch trên sàn này, chủ yếu các đồng coin được giao dịch đều phải trải qua rất nhiều điều kiện mới có thể giao dịch được.
Đánh giá ch tiêu:
  • Chi phí giao dịch:⭐⭐
  • Bảo mật:⭐⭐⭐⭐
  • Giao diện thân thiện:⭐⭐
  • Hỗ trợ tiếng Việt: Không hỗ trợ
  • Đa dạng hình thức giao dịch:⭐⭐
  • Đồng neo đậu tránh sự ảnh hưởng từ các chuyển biến thị trường:
  • ⭐⭐
  • Đa dạng cặp coin:⭐⭐⭐
  • Hỗ trợ nhiệt tình qua nhiều kênh:⭐⭐⭐
  • Giao diện app bằng tiếng Việt: Không
Nhận xét: Poloniex là sàn tương đối ổn định và an toàn, là sàn coin uy tín, bạn có thể xem qua một số coin mà polo giao dịch toàn những coin tiềm năng và có đội ngũ phát triển khá mạnh, còn coin rác thì không bao giờ xuất hiện trên những sàn này.
Tuy nhiên điểm trừ đối với sàn này là giao diện biểu đồ vô cùng nghèo nàn, các chỉ số hỗ trợ ít và không thể hiện biểu đồ full màn hình.
Kết luận:

Trên đây là 5 sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới, uy tín hỗ trợ thân thiện với người dùng tại Việt Nam.

Những sàn giao dịch trong bài viết trên đều có sự uy tín, chất lượng, được giới đầu tư tiền mã hóa công nhận và chú ý đến. Chúc bạn tìm cho mình một sàn giao dịch tiền mã hóa an toàn, hiệu quả.

Xem thêm: 


Hướng dẫn cách đổi bitcoin ra tiền mặt (remitano) - Từng bước chi tiết nhất

Trong bài viết này Cafebitcoin sẽ hướng dẫn cho bạn cách đổi bitcoin ra tiền mặt:

Bitcoin (BTC) là một loại tiền điện tử (hay còn gọi là tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số). BTC được phát minh bởi Satoshi Nakamoto từ năm 2008.
Khi sở hữu Bitcoin thì bạn phải có một nơi để chứa Bitcoin, đó chính là ví, mà sử dụng phổ biến nhất đó là ví Blockchain.

Khi đã có tiền Bitcoin trên ví bạn có thể sử dụng nó để thanh toán hàng hóa hay dịch vụ, tuy nhiên phương thức thanh toán này vẫn chưa được áp dụng phổ biến. Thông thường, người ta sẽ phải rút số tiền Bitcoin đó thành tiền mặt rồi tiêu xài cho tiện.

Remitano là một sàn giao dịch được đánh giá là uy tín hàng đầu tại Việt Nam. mua rẻ hơn nơi khác, bán được giá cao hơn nơi khác, đặc biệt thực hiện giao dịch rất nhanh chóng và an toàn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số sàn giao dịch uy tín khác như:
Dưới đây là các bước bán BTC lấy tiền mặt VNĐ về tài khoản Ngân hàng Vietcombank qua sàn giao dịch Remitano.

Cách đổi bitcoin ra tiền mặt trên Remitano

Bước 1: Chuyển BTC từ ví của bạn đến sàn Remitano

Bước 1.1: Đăng nhập vào Remitano bằng tài khoản đã đăng ký.
Bước 1.2: Bạn vào VÍ BTC → Nạp rồi sao chép lấy địa chỉ ví BTC.
Bước 1.3: Đăng nhập vào Blockchain (hoặc ví BTC khác) rồi thực hiện chuyển BTC đến địa chỉ Ví BTC vừa sao chép ở bước 1.2 trên. Cách chuyển BTC trên blockchain như sau:
Trên Blockchain bạn nhấn vào Gửi sau đó điền đầy đủ thông tin sau đó bấm TIẾP TỤC. Các thông tin bao gồm:
  • Currency: Chọn Bitcoin
  • Đến: Dán địa chỉ ví BTC vừa sao chép ở bước 1.2.
  • Số tiền: Điền số BTC cần chuyển.
  • Mô tả: Điền gì cũng được.
  • Phí giao dịch: Chọn 1 trong 2 loại:
    • Regular: phí thấp hơn, nhưng thời gian hoàn thành giao dịch lâu hơn, trên 1 tiếng, thường thì khoảng 1 tiếng là được, nhưng cũng có một số ít giao dịch lên đến vài ngày.
    • Priority: Phí giao dịch cao hơn, nhưng thời gian hoàn thành nhanh hơn, thường là dưới 1 tiếng.
Nhấn Gửi để gửi đi.
Sau đó đợi khoảng 1 tiếng (cũng có thể lâu hơn, tùy bạn chọn loại phí) BTC sẽ được chuyển đến Remitano.

Bước 2: Bán BTC lấy tiền VNĐ trên Remitano

Đăng nhập vào Remitano, bạn vào mục MUA BÁN BTC rồi kéo xuống tìm phần DANH SÁCH NGƯỜI MUA, tại đây sẽ hiển thị danh sách tất cả người mua, bạn hãy lựa chọn một người mua có giá cao nhất để bán, nhấn nút Bán tương ứng để bán cho người đó. Nên chọn người có hiện chữ “giao dịch tức thì” để bán nhanh nhanh nhất, an toàn nhất, 1 click giao dịch được tự động hoàn thành ngay lập tức.
Bạn cũng nên để ý đến số lượng tối đa mà người đó có thể mua. Ví dụ ở đây, tôi cần bán 0.33 BTC, nhưng tôi thấy trong người đầu tiên trong danh sách chỉ mua tối đa 0.00198316 BTC, như vậy tôi sẽ không thể bán hết số 0.33 BTC đó cho người này được. Lúc này tôi có thể bán đúng 0.00198316 BTC cho người này, sau đó số BTC còn lại tôi lại bán tiếp cho người khác. Hoặc nếu bán nhanh hơn, bán cho một người thôi thì bạn cần chọn người mua đáp ứng với số lượng bạn cần bán, ví dụ ở đây tôi sẽ chọn người thứ 2, người này mua tối đa đến 1.17 BTC cơ mà.
Nhấn nút Bán ứng với người mua bạn chọn.
Tiếp theo, bạn để ý xem phần thông tin bên dưới, có mục là Lượng giới hạn, đó là lượng BTC mà người mua chấp nhận, bạn chỉ có thể bán cho người này với số lượng BTC nằm trong khoảng đó, nếu bạn muốn bán số lượng BTC ngoài khoảng lượng giới hạn này thì bạn hãy quay lại chọn một người mua khác.
Ví dụ ở đây, lượng giới hạn của người này là từ 0.010101 – 0.525 BTC, mình chỉ bán 0.33 BTC hoàn toàn nằm trong khoảng lượng giới hạn nên mình có thể bán cho người này. Mình sẽ nhập 0.33 vào ô Số lượng BTC rồi bấm vào nút Bán BTC.
Tiếp theo, bạn điền số tài khoản Ngân hàng Vietcombank rồi nhấn Tiếp tục là giao dịch được hoàn thành ngay lập tức, số tiền VNĐ bán được sẽ được cộng ngay vào Ví VNĐ trên Remitano của bạn.

Bước 3: Rút VNĐ trên Remitano về tài khoản Ngân hàng Vietcombank

Bạn vào “Ví VND” chọn “Rút” rồi chọn tài khoản để rút tiền, nếu chưa có tài khoản bạn nhấn vào TẠO TÀI KHOẢN MỚI rồi nhập Số tài khoản ngân hàng, Tên tài khoản rồi nhấn Tạo.
Sau khi chọn tài khoản bạn nhập số tiền cần rút rồi nhấn Xác nhận. Sau đó đợi khoảng 1 phút là tiền về tài khoản Ngân hàng (cũng có lúc vài chục phút nếu như hệ thống quá tải hoặc gặp lỗi, nếu cảm thấy lâu quá bạn có thể mở hộp chat để chat với nhân viên của sàn, bảo họ xử lý cho). Bạn có thể xem lịch sử rút VND ngay bên dưới, trạng thái “Đã giao hàng” tức là hệ thống đã chuyển tiền cho bạn.
Lưu ý: 
Trường hợp ở bước chọn người mua trong danh sách người mua, nếu bạn chọn người mua không có chữ “Giao dịch tức thì” thì khi đó người mua sẽ thực hiện chuyển khoản trực tiếp cho bạn một cách thủ công, giao dịch sẽ được hoàn thành lâu hơn (dưới 15 phút), nhưng bạn sẽ nhận được tiền về thẳng tài khoản ngân hàng chứ không cần phải thực hiện bước 3 nữa. 
Khi bạn đã tiến hành chuyển BTC cho người mua, lúc này người mua sẽ có 15 phút để chuyển tiền cho bạn, nếu hết thời gian này mà người mua không thực hiện chuyển tiền thanh toán cho bạn thì số BTC trên sẽ được Remitano trả lại vào Ví BTC của bạn trên Remitano, giao dịch thất bại. 
Còn nếu trong thời gian 15 phút đó họ tiến hành chuyển chuyển tiền cho bạn (chuyển khoản Ngân hàng), bạn kiểm tra thấy đã nhận được tiền, bạn nhấn xác nhận “Tôi đã nhận đủ tiền” thì khi đó giao dịch sẽ được hoàn tất. 
Lưu ý, khi chưa nhận được tiền thì đừng bao giờ ấn “Tôi đã nhận đủ tiền” nhé, không là mất BTC nhưng không nhận được tiền đâu.
Nguồn: Sonzim.com