ERC là gì? Tìm hiểu về các bản cập nhập ERC đáng chú ý

ERC viết đầy đủ là Ethereum Request for Comments, nghĩa là đề nghị cập nhật trong hệ thống blockchain của Ethereum.

Đây là tập hợp các tiêu chuẩn, quy định, đặc điểm kĩ thuật mà một token phải tuân theo khi phát triển trên hệ sinh thái của Ethereum. Trước khi chính thức được áp dụng, các ERC phải được phê duyệt và chấp nhận bởi cộng đồng của Ethereum.

Vậy trên hệ thống Ethereum có những bản cập nhập nào đáng chú ý? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bản ERC đang được kỳ vọng của cộng đồng Ethereum.


Các bản cập nhập ERC đáng chú ý

Sau khi ERC20 xuất hiện vào 11/2015 qua đề xuất của Fabian Vogelsteller (cố vấn và lãnh đạo đội phát triển Dapp cho Ethereum), có rất nhiều các ERC xuất hiện góp phần xây dựng lên một hệ sinh thái rộng lớn và đa chức năng cho Ethereum.

1. ERC20

Đây chính là bộ tiêu chuẩn kĩ thuật thông dụng nhất cho hầu hết các token trên hệ thống Ethereum hiện nay. Một ERC20 token phải đảm bảo bao gồm một số chức năng chính:

TotalSupply: Xác định tổng lượng cung token

Transfer: Chức năng này cho phép một lượng token nhất định được chuyển từ tổng nguồn cung sang tài khoản người dùng

BalanceOf: Cho biết số lượng token có trong một tài khoản

TransferFrom: Cho phép người dùng chuyển token cho người dùng khác

Approve: Đây là chức năng ngăn chặn việc làm giả token bằng cách kiểm tra các giao dịch với tổng lượng token được cung cấp từ ban đầu (đảm bảo không có token nào bị thừa hoặc thiếu)

Allowance: Kiểm tra số dư tài khoản người chuyển trước khi giao dịch được diễn ra, giao dịch này sẽ bị hủy nếu số token không đủ

2. ERC223

Đề xuất này được tạo ra nhằm giải quyết một số vấn đề mà ERC20 mắc phải. Khi người dùng chuyển nhầm token vào một hợp đồng thông minh không được thiết kế để hỗ trợ nó, token này sẽ bị khóa và hủy sau đó.

ERC223 đề xuất thêm một chức năng cho phép người dùng quản lý các giao dịch đến hợp đồng thông minh bằng cách chấp nhận hoặc từ chối tiếp nhận token đó.

Nhờ đó, các token bị gửi nhầm sẽ được gửi trả lại ví người dùng thay vì bị khóa như trước. Một số ICO đã sử dụng chuẩn ERC223 là Lendo, ProntaPay, AnythingApp, v.v.

3. ERC721

ERC721 là đề nghị cải tiến tiêu chuẩn số 721 (số đăng kí phiên bản) được đề xuất bởi Dieter Shirley vào cuối năm ngoái (2017).

Không giống như Bitcoin, Ethereum hay các token thông thường khác, token ERC721 không thể chia nhỏ ra đến cấp thập phân như 0.1, 0.001 BTC mà chỉ có thể tồn tại ở dạng số tự nhiên (1, 2 token).

3. ERC777

ERC20 yêu cầu có xác nhận từ hai bên để phê duyệt một hợp đồng (double call function) – bên A xác nhận đã gửi token đến bên B, bên B xác nhận đã nhận được token từ bên A – hoạt động này làm tốn rất nhiều thời gian của người dùng.

Để giải quyết vấn đề này, ERC777 bao gồm thêm chức năng “token received” cho phép hợp đồng được thực hiện ngay lập tức với một lần xác nhận duy nhất.

Bên cạnh đó, ERC777 có khả năng tự xác định xem token đã được gửi hay đã được nhận chưa, giúp cho tốc độ thực hiện giao dịch nhanh gấp nhiều lần so với ERC20.

Giao thức của ERC777 bao gồm một lượng thông tin nhất định đính kèm khi người gửi muốn chuyển token sang một địa chỉ ví khác nhằm chứng minh danh tính hay cho người nhận biết nội dung gửi token là gì.

Bên cạnh đó, một địa chỉ ví có thể từ chối nhận token từ các địa chỉ bị liệt kê trong danh sách đen (do một vài lí do như bị phát hiện có liên quan đến hacker hay các hoạt động bất hợp pháp).

4. ERC827

Mục tiêu chính của ERC827 là giải quyết một số vấn đề của ERC20 một cách đơn giản và hiệu quả bằng cách cải thiện các chức năng phê duyệt và chuyển token.

ERC827 cho phép người dùng gửi được cả giá trị và dữ liệu của token đến người nhận. Bên cạnh đó, ERC827 bao gồm lựa chọn cho phép bên thứ ba sử dụng token trong chuỗi.

Đề xuất này tạo ra một tương lai tươi sáng cho hệ thống Ethereum khi rất nhiều ứng dụng có thể được mở rộng vượt xa so với ICO thông thường.

5. ERC884

Tiếp nối việc Bill, công ty luật ở Delaware đã cho phép sử dụng blockchain trong việc duy trì sự hợp tác chia sẻ sổ đăng ký.

ERC-884 được thiết kế để đại diện cho tài sản được phát hành bởi bất kỳ công ty Delware nào. Chuẩn này đòi hỏi chủ token phải được whitelist/xác minh như một phần liên đới của token.

6. ERC948

Bản đề nghị này hỗ trợ tối đa cho ngành dịch vụ gói đăng kí khi nó cho phép công ty cung cấp dịch vụ rút tiền trực tiếp từ ví của người dùng trong một thời điểm nhất định.

Ví dụ, thông qua hợp đồng thông minh, người dùng cho phép một lượng token a được rút ra khỏi ví của mình trong thời điểm b từ công ty c và hoàn toàn có thể ngừng hoạt động này bất kì lúc nào.

Công ty c có quyền được xóa lượng token a khỏi ví người dùng vào mỗi khi thời điểm b đến. Chức năng này phổ biển với các dịch vụ cần phải trả tiền cho gói đăng kí hằng tháng hay hằng năm như Netflix, K+, v.v.

Kết luận

Về cơ bản, mỗi ERC sẽ đưa ra một vài tiêu chuẩn kĩ thuật một token cần có khi được tạo trên smart contract của Ethereum, nhưng bên cạnh đó developer vẫn có thể dựa trên các chức năng cơ bản của ERC20 để phát triển token:

ERC721: đưa ra khái niệm về token độc nhất (non-fungible)

ERC223: cho phép người dùng từ chối tiếp nhận token

ERC777: cho phép hợp đồng thông minh được thực hiện ngay lập tức với chỉ một lần xác nhận duy nhất thay vì xác thực bằng hai lần xác nhận như ERC20

ERC827: cho phép gửi cả giá trị và dữ liệu của token

ERC948: người dùng có thể cho phép công ty cung cấp dịch vụ rút token từ ví của mình, hỗ trợ các dịch vụ gói đăng kí như K+, Netflix.

Nguồn: nami.today